Móng chân thay đổi màu
Khi bạn thấy móng chân màu vàn, hoặc đen có thể do lạm dụng sơn móng hoặc là dấu hiệu nhiễm nấm. Khi bàn chân của bị nhiễm nấm móng cũng có thể khiến móng chân dày, dễ gãy, thay đổi hình dạng hoặc gây ra một số bệnh da liễu. Khi bạn phát hiện những sọc sẫm màu hoặc những mảng tối ở móng chân thì nên khám sớm.
Bàn chân khô và nứt nẻ
Một người nếu thấy bàn chân của mình khô và nứt nẻ là do bệnh ngoài da. Tuy nhiên, da chân cũng liên quan mật thiết đến nội tiết của cơ thể. Lúc nào bạn cần đi khám ngay bởi dấu hiệu này chứng tỏ rằng tế bào gan bị tổn thương sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết, từ đó da trở nên vàng sẫm, da chân bị khô, thường xuyên bị bong tróc, nứt nẻ vàng da.
Móng chân bị tím đen đổi màu
Tê chân
Những người mắc chứng tê chân tay thường là bạn có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường, hoặc xương khớp. Lúc này bạn cần đi kiểm tra sức khỏe sớm nhất có thể để điều trị sớm sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Chuột rút
Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng bị chuột rút chân tay thì đây có thể là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ép. Hoặc đó có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu đi khoáng chất như kali, magie và canxi cũng có thể khiến cơ bắp bị co rút.
Mắt cá sưng
Mắt cá chân và bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu mạnh của huyết khối tĩnh mạch sâu nếu chúng kèm cơn đau. Cục máu đông chặn dòng máu và có khả năng gây tử vong nếu nó di chuyển đến phổi. Điều quan trọng là phải được khám sưng để loại trừ tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim, gan hoặc thận.
Khớp chân bị sưng cần đi khám
Khớp ngón chân bị sưng
Nếu như bạn thấy khớp các ngón chân của mình bị sưng lên thì đây là triệu chứng thường thấy ở bệnh gout. Khớp các ngón ở tay và chân. Nhất là ở ngón chân cái bị sưng, căng bóng và đau, nhất là vào đêm khuya. Nạp quá nhiều các thực phẩm giàu purine, chất có nhiều trong thịt đỏ, cá và rượu bia, sẽ làm tăng a xít uric trong cơ thể.